Trang chủ » Những Điều Bạn Cần Biết Về Mô Hình Kinh Doanh Cà Phê Sân Vườn

Những Điều Bạn Cần Biết Về Mô Hình Kinh Doanh Cà Phê Sân Vườn

by admin
Fly Cupcake Garden mang đến không gian thoáng mát, cực chill

Mô hình kinh doanh cà phê sân vườn là hình thức kinh doanh khá phổ biến trong lối sống hiện đại ngày nay. Đây là không gian thư giãn với sự kết hợp giữa việc uống cà phê và ngắm nhìn không gian xung quanh ngập tràn cây xanh. Nơi này chắc chắn là lựa chọn lý tưởng cho bạn gặp gỡ bạn bè và tận hưởng cuộc sống. Để bạn có cái nhìn khách quan hơn về loại hình kinh doanh này, mời đọc bài viết dưới đây.

Mô hình kinh doanh cà phê sân vườn có gì đặc biệt? 

Mô hình kinh doanh cà phê sân vườn có gì đặc biệt?

Lập bảng kế hoạch về chi phí mở quán cà phê sân vườn.

Nhằm hạn chế tối thiểu những chi phí phát sinh không cần thiết, chủ đầu tư cần lên bảng kế hoạch chi tiết chi phí mở quán. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về việc hoạch định nguồn vốn không cần dùng. Dưới đây là bảng mà bạn có thể tham khảo:

STT Chi phí  Số tiền đầu tư
1 Thuê mặt bằng 20-30TR/ THÁNG
2 Thiết kế quán 150.000VNĐ/M2
3 Mua các trang thiết bị 35-80TR
4 Nguyên liệu 12-14TR
5 Giấy tờ pháp lý 1,5-2TR
6 Chi phí thuê nhân viên 16-30TR
7 Chi phí quảng cáo, Marketing 5-10TR/ THÁNG

Vốn mở mô hình kinh doanh cà phê sân vườn là bao nhiêu?

2.1. Chi phí thuê mặt bằng.

Việc lựa chọn mặt bằng phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Những vị trí thích hợp để mở quán cà phê thường nằm ở trung tâm thành phố, những nơi có nhiều người qua lại,…Thế nhưng với mô hình cà phê sân vườn thì diện tích quán chính là yếu tố quan trọng nhất khi thuê mặt bằng.

Quán cà phê sân vườn có diện tích tốt là khoảng 80m2 đến 100m2. Ngoài ra, không gian thoáng rộng với không khí trong lành là vô cùng tuyệt vời. Chi phí khi thuê mặt bằng có diện tích lớn rất cao và rơi vào khoảng 20 đến 30 triệu một tháng. Thời gian thuê tối thiểu là 6 tháng và bạn cần chuẩn bị khoản tiền cọc.

2.2. Chi phí thiết kế quán.

Mô hình kinh doanh cà phê sân vườn rất chú trọng phong cách thiết kế nên bạn cần phải nhờ đến sự giúp đỡ từ các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế. Chi phí thuê thiết kế quán thường rơi vào khoảng 40 đến 60 triệu đồng tùy vào diện tích và lối thiết kế bạn hướng đến. Một số mẫu thiết kế bạn có thể tham khảo như quán cà phê sân vườn kết hợp với không gian nhà kín, quán cà phê sân vườn kết hợp với hồ cá Koi,…

2.3. Chi phí cây cảnh.

Với không gian cà phê sân vườn thì yếu tố cây cảnh chính là yếu tố nổi bật. Những loại cây mà bạn nên chọn là những chủng loại có tác dụng thanh lọc không khí và không nên chọn loại cây kích thước lớn vì chiếm diện tích nhiều. Mức chi phí để đầu tư cho các loại cây cảnh sẽ rơi vào khoảng vài chục triệu, tùy theo mức độ đầu tư và quy mô lớn hơn mà giá cả chênh lệch khác nhau.

2.4. Chi phí về thiết bị pha chế.

Sự hỗ trợ của các thiết bị pha chế là không thể thiếu nếu muốn tạo nên những món đồ uống hấp dẫn. Mô hình cà phê sân vườn thường nhắm đến khách hàng có thu nhập cao nên chất lượng đồ uống cũng yêu cầu cao. Những trang thiết bị mà quán bạn cần chuẩn bị:

  • Máy pha cà phê, máy xay cà phê: từ 10 đến 12 triệu.
  • Máy xay sinh tố: từ 3 đến 5 triệu đồng.
  • Muỗng, thìa, ống hút: 600.000đ.
  •  Bình shaker, hũ rắc cacao, bình tạo bọt: 600.000đ.
  • Dụng cụ vệ sinh: 500.000đ.
  • Phin cà phê: 400.000đ.
Các trang thiết bị cần thiết khi kinh doanh quán cà phê sân vườn

Các trang thiết bị cần thiết khi kinh doanh quán cà phê sân vườn

2.5. Chi phí nguyên liệu.

Không riêng gì mô hình kinh doanh cà phê sân vườn mà bất cứ ngành nghề kinh doanh cũng thế, luôn đòi hỏi nguồn nguyên liệu chất lượng phục vụ cho quá trình hoạt động. Dưới đây là các nguyên liệu mà bạn có thể tham khảo khi dấn thân kinh doanh vào mô hình này:

  • Cà phê hạt hoặc cà phê xay (7Kg đến 10Kg): 1 triệu đến 1.5 triệu đồng.
  • Các loại sữa từ 2 triệu đến 3 triệu đồng.
  • Các loại sữa từ 2 triệu đến 3 triệu đồng.
  • Đường cát (10 đến 15Kg) khoảng 300.000 ngàn đồng.
  • Sirup các loại từ 4 triệu đến 6 triệu đồng.
  • Nguyên liệu trang trí (bạc hà, húng quế,…) khoảng 200.000 VNĐ.
  • Kem tươi từ 500.000 – 600.000 VNĐ.

Thuê nhân viên bán hàng.

3.1. Chi phí cho nhân viên.

Chi phí thuê nhân viên cho mô hình này mỗi tháng sẽ rơi vào khoảng 20 triệu đến 30 triệu. Thông thường quán chỉ cần 2 – 3 nhân viên phục vụ và 1 nhân viên pha chế là đủ. Sau khi tuyển nhân viên, bạn cần đào tạo, hướng dẫn nhân viên về phong cách phục vụ chuyên nghiệp để khách hàng cảm thấy thoải mái và hài lòng nhất khi ở quán nhé.

3.2. Chi phí chăm sóc cây cảnh.

Để đảm bảo cây luôn được xanh khỏe thì bạn cần tưới nước đầy đủ và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết phát triển cây. Bên cạnh đó, khi cây lớn về kích thước bạn cần cắt tỉa gọn gàng để luôn có tính thẩm mỹ cao. Chi phí chăm sóc cây không quá cao, chủ yếu là phân bón và tưới nước, thứ tốn nhất chính là thời gian bạn bỏ ra chăm sóc mà thôi.

Quảng cáo quán cà phê.

Không chỉ mỗi mô hình quán cà phê sân vườn, bất kỳ mô hình quán cà phê nào khi mới bắt đầu hoạt động cần phải tạo dấu ấn khiến khách hàng biết đến. Chính vì vậy mà bạn cần phải nghiêm túc chú trọng vào vấn đề marketing cho quán của mình.

4.1. Marketing online.

Hiện nay các phương tiện marketing online phổ biến giúp cho việc kinh doanh của bạn phát triển và mang lại nguồn lợi nhuận đáng kể có thể nói đến như Facebook, Zalo, Youtube, Tik tok,…Bạn cần biết khai thác các công cụ này để quảng cáo cho quán cà phê được nhiều người biết tới hơn mà vẫn có thể tiết kiệm chi phí hiệu quả.

Các phương tiện truyền thông giúp quảng bá hiệu quả

Các phương tiện truyền thông giúp quảng bá hiệu quả

4.2. Marketing offline.

Bên cạnh hình thức marketing online, nhiều chủ đầu tư vẫn tận dụng phương pháp marketing offline để quảng bá hình ảnh quán mình. Những phương thức thường sử dụng cho cách này chính là phát tờ rơi, sử dụng các voucher khuyến mãi,…Chi phí để bỏ ra cho hình thức này khá rẻ chỉ dao động từ 3 đến 5 triệu đồng.

Phương pháp marketing offline nhằm tiếp cận trực tiếp khách hàng

Phương pháp marketing offline nhằm tiếp cận trực tiếp khách hàng

Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để mở mô hình kinh doanh cà phê sân vườn.

Để thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh hiệu quả, bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng thế, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh và được sự chấp thuận của nhà nước.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một số quán cà phê theo mô hình kinh doanh sân vườn đẹp tại HCM.

6.1. Du Miên Garden Coffee.

Khi nhắn đến quán cà phê sân vườn đẹp ở Sài Gòn hoa lệ thì không thể không nhắn đến Du Miên Garden. Nơi đây được bài trí rất đẹp mắt về không gian để khách hàng tha hồ sống ảo:

  • Địa chỉ: Số 7 Phan Văn Trị, phường 10, quận Gò Vấp, TP.HCM.
  • Giờ mở cửa: 07:00 – 23:00.
  • Giá từ: 40.000 – 88.000 VND.

6.2. Fly Cupcake Garden.

Danh sách những quán cà phê sân vườn đẹp nhất không thể thiếu cái tên Fly Cupcake Garden. Không gian nơi đây thoáng mát bởi cây xanh và không khí vô cùng trong lành chắc chắn là nơi lý tưởng cho bạn thư giãn sau một ngày hoạt động quá nhiều:

  • Địa chỉ: 25B Tú Xương, phường 7, quận 3, TP. HCM.
  • Giờ mở cửa: 07:00 – 22:30.
  • Giá từ: 35.000 – 65.000 VND.
Fly Cupcake Garden mang đến không gian thoáng mát, cực chill

Fly Cupcake Garden mang đến không gian thoáng mát, cực chill

6.3. City Garden Cafe.

Không gian quán City Garden Cafe hiện đại, có không gian hòa hợp với thiên nhiên nên được nhiều thực khách lựa chọn khi gặp gỡ bạn bè. Quán được bài trí đẹp mắt nên bạn tha hồ selfie sống ảo nhé:

  • Địa chỉ: 9 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP. HCM.
  • Giờ mở cửa: 07:00 – 23:00.
  • Giá từ: 40.000 – 75.000 VND.

Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về mô hình kinh doanh cà phê sân vườn và gợi ý những địa điểm thích hợp để bạn thư giãn, tâm sự cùng bạn bè, người thân. Hy vọng thông tin đủ hữu ích để những bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp mô hình này có thêm nhiều kiến thức. Chúc bạn thành công.

Related Posts